Saturday, 27/04/2024 - 23:32|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Đồng Tiến

TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT VÀ MÙA LỄ HỘI

Xin kính chào toàn thể các thầy giáo cô giáo, cùng toàn thể các em học sinh thân mến.

Các em ạ, thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cho cơ thể khỏe mạnh chống lại nguy cơ bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường khi chúng ta hoạt động và làm việc, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm:

Có 5 nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân 1: ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật

Nguyên nhân 2: ngộ độc thực phẩm do nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm chứa độc tố, nguyên liệu chủ yếu chứa độc tố là thực vật và động vật,

Nguyên nhân 3: ngộ độc thực phẩm do quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm.

 Nguyên nhân 4: ngộ độc thực phẩm do các chất phụ gia.

Nguyên nhân 5: ngộ độc thực phẩm do phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật .

Những điều cần chú ý phòng chống ngộ độc thực phẩm

  1. Rửa tay trước khi ăn
  2. Chỉ uống nước đun sôi, để nguội hoặc qua thiết bị đã tinh lọc.
  3. Phòng ngừa ngộ độc bởi phẩm màu độc hại luôn nghi ngời thực phẩm đã đổi màu khác thường (xôi gấc không thấy hột mà chỉ thấy gấc, bánh , kẹo, mứt có màu lòe loẹt, không có địa chỉ sản xuất.
  4. Phòng ngộ độc hóa chất, hóa chất bảo vệ thực vât, đặc biệt là rau củ quả tươi, rau sống phải được ngâm kĩ và rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.
  5. Phòng ngộ độc bằng thực phẩm có độc tự nhiên, không ăn nấm, củ, quả, rau hoang dại có độc.
  6. Phòng vi khuẩn sống sót bằng thực phẩm biến chất có hại, không dùng đồ hộp, lon phồng, cứng ở đáy hộp, hộp méo, nước giải khát đựng trong hộp giấy bị phơi ngoài nắng, nước giải khát, nước đóng chai bị biến màu.
  7. Phòng vi khuẩn nhân lên khi thức ăn chín để qua bữa, quá giờ không được bảo quản lạnh dưới 10 độ, thực phẩm này phải được hâm kĩ hoặc trần qua nước sôi.
  8. Phòng ô nhiễm chéo sang thực phẩm chế biến sẵn, thịt quay, luộc để ăn ngay, từ cá, dụng cụ bán hàng như dao, thớt, đũa, thìa, que gắp, đang chế biến thực phẩm sống hoặc chưa được làm sạch, bàn tay, trang phục của người bán bị bẩn.
  9. Không mua hàng bao gói sẵn, không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói và mua hàng hết hạn sử dụng.

10-Tránh ăn ở quán không có nước sạch, hoặc cách xa nguồn nước sạch, và không có tủ kính che đuổi ruồi, bụi, chất độc môi trường.

CÁC BIỂU HIỆN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

- Người bị ngộ độc thường có các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng, nếu không phát hiện sớm và có biện pháp phát hiện xử lí kịp thời, có thể dẫn đến tử vong do đó khi thấy có các biểu hiện ngộ độc thực phẩm như trên chúng ta cần có biện pháp xử lí kịp thời, cần làm cho người bị ngộ độc nôn hết được thức ăn đã ăn ra ngoài, bằng cách móc họng để kích thích gân nôn, khi có các triệu chứng bị ngộ độc các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh cần phải dừng lại ngay việc sử dụng và niêm phong thức ăn đó lại, kể cả phân, nước tiểu để  xác minh và mang ngay đến cơ quan gần nhất, để xử lí kịp thời và đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện để điều trị sớm.

- Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong dịp tết, thì chúng ta cũng phải nâng cao tinh thần và trách nhiệm trong công tác phòng chống các loại dịch bệnh khác như Covis, Cúm A…tuyệt đối không được chủ quan hay lơ là vì dịch bệnh có thể bùng lên bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Nhà trường kêu gọi toàn bộ các cán bộ giáo viên, nhân viên và HS thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và lưu ý phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết Nguyên Đán. Cuối cùng xin kính chúc quý thầy cô giáo, cùng toàn thể các em HS một năm mới khỏe mạnh, Hạnh phúc- An khang- Thịnh vượng -Vạn sự như ý.

 

CHỦ ĐỀ 2: TÌM HIỂU VỀ TẾT CỔ TRUYỀN CỦA

DÂN TỘC VIỆT NAM

Xin chào quý thầy cô và các bạn

Các bạn ơi! Tết sắp đến rồi đó, chúng mình hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa ngày tết cổ truyền qua chủ đề : Tìm hiểu về Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam các bạn nhé, Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất có phạm vi phổ biến rộng nhất từ Nam Quan đến mũi Cà Mau và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc, từ những thế kỉ trước từ đời Lý, Trần, Lê, ông cha ta đã cử hành Tết hàng năm một cách trang trọng, Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, nó mang đậm nét văn hóa, dân tộc sâu sắc và độc đáo và phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ, chữ Nguyên có nghĩa là bắt đầu, chữ Đán có nghĩa là buổi ban mai là khởi điểm của năm mới, đồng thời Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân, xa, gần xum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên, xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và tự nhiên Tết là do xuất xứ từ Tiết đó chính là thời tiết, thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện của sự trung chuyển, luân lưu các mùa, Xuân, Hạ, Thu, Đông, điều đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một nước thuần nông như nước ta, theo tín ngưỡng dân gian bắt đầu từ quan niệm, “ơn trời nắng mưa phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp, như thần đất, thần mưa, thần sấm và thần nước. Người nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã sớm hôm vất vả như Trâu, Bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực thực phẩm đã nuôi sống họ.

Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên Đán, đó là tết của gia đình, tết của mọi nhà, người Việt Nam có phong tục hàng năm mỗi khi năm hết, tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn Kilomet vẫn mong được về xum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn, vái dưới bàn thờ Tổ Tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một thời mà bàn chân bé dại đã tung tăng, và mong ước sống lại với những kỉ niệm đầy ắp yêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, theo quan niệm mối quan hệ họ hàng, làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau tạo thành đạo lí chung cho xã hội, tình thầy trò, bè bạn cổ tri, ông Mai, bà Mối đã tát thành cho đôi lứa Tết cũng là dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới, với hi vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng, Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống mang tính toàn dân vì vậy vào những ngày cuối năm mọi hoạt động đều hướng vào Tết chuẩn bị cho Tết, các ngành, các cấp đều có kế hoạch cho ngày Hội đặc biệt này, rõ nét nhất là không khí nhộn nhịp bị khẩn trương từ việc mua sắm, may mặc, đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn đón tiếp người thân ở xa về, các bạn ơi! Tết đến rồi, chúng mình đang thấy các hạt lộc xuân đang rơi rồi đó, chúng ta hãy cùng nhau tận hưởng những cảm xúc của ngày Tết các bạn nhé, Xin kính chúc quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn trong toàn Liên đội trường TH $ THCS Đồng Tiến đón Tết thật vui và hạnh phúc bên gia đình,

Cung chúc Tân Xuân – Vạn sự như ý

Xin cảm ơn quý thầy cô cùng toàn thể các em đã lắng nghe – Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn vào các buổi tuyên truyền lần sau.

 

                                         TRÒ CHƠI : THỬ TÀI CỦA BẠN

Câu 1: Đâu không phải là một tên gọi khác của ngày  Tết Nguyên Đán ở nước ta?

A: Tết Âm Lịch

B: Tết Nguyên Tiêu

C: Tết Cả

D: Tết Cổ Truyền

Câu 2: Người bước vào nhà mình đầu tiên trong ngày đầu năm mới gọi là gì?

A: Xông tết

B: Xông khói

C: Xông đất

D: Xông hơi

Câu 3: Thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới được gọi là gì?

A: Giao niên

B: Giao mùa

C: Giao tiếp

D: Giao thừa

Câu 4: Bánh chưng tượng trưng cho cái gì?

A: Trời

B: Đất

C: Nước

D: Lửa

Câu 5: Tên 3 vị thần tượng trưng cho 3 điều cơ bản của một cuộc sống tốt đẹp?

A: Phúc – Lộc - Tài

B: Lộc – Thọ - Tài

C: Thọ - Phúc - Tài

D: Thọ - Lộc -Phúc

Câu 6: Theo phong tục, Tết Nguyên Đán thường bắt đầu từ ngày cúng ông Táo, đó là ngày âm lịch nào?

A: 23/12

B: 25/12

C: 29/12

D: 30/12

Câu 7: Theo truyền thuyết, ông Táo về trời bằng phương tiện gì?

A: Máy bay

B: Tàu vũ trụ

C: Cá chép

D: Rồng

Câu 8: Ngày mùng 3 Tết còn được coi là ngày Tết của ai?

A: Ông bà

B: Cha mẹ

C: Bạn bè

D: Thày cô

Câu 9: Theo phong tục cổ truyền thì cây nêu thường được dựng vào ngày nào âm lịch?

A: 15 tháng Chạp

B: 23 tháng Chạp

C: 27 tháng Chạp

D: 29 tháng Chạp

Câu 10: Màu sắc chủ đạo và mang lại may mắn trong dịp Tết là màu nào?

A: Xanh

B: Đỏ

C: Tím

D: Vàng

Câu 11: Đâu không phải là một loại cây đặc trưng cho ngày Tết?

A: Cây đào

B: Cây Mai

C: Cây nến

D: Cây nêu

Câu 12: Loài chim nào báo hiệu mùa xuân?

A: Chim Bồ Câu

B: Chim Yến

C: Chim Én

D: Chim Hải Âu

Câu 13: Loài cây nào đặc trưng cho ngày Tết của miền Nam?

A: Cây đào

B: Cây mai

C: Cây quất

D: Cây lan

Câu 14: Loại lá nào thường được dùng để gói bánh chưng ngày Tết?

A: Lá chuối

B: Lá dừa

C: Lá tre

D: Lá dong

Câu 15: Bánh giầy thường có hình dạng và màu sắc gì?

A: Hình vuông, màu đỏ

B: Hình vuông, màu đen

C: Hình tròn, màu trắng

D: Hình tròn, màu xanh

Câu 16: Loại thịt nào thường làm nhân trong bánh chưng?

A: Thịt gà

B: Thịt lợn

C: Thịt trâu

D: Thịt bò

Câu 17: Đâu không phải là 1 loại bánh truyền thống đặc trưng cho phong tục ăn uống vào dịp Tết ở nước ta?

A: Bánh trưng

B: Bánh Tét

C: Bánh gai

D: Bánh giầy

Câu 18: Lễ hạ cây nêu thường được diễn ra vào ngày nào âm lịch?

A: 5 tháng Giêng

B: 6 tháng Giêng

C: 7 tháng Giêng

D: 8 tháng Giêng

Câu 19 :Năm 2024 là năm gì ?

A: Bính Thìn

B: Giáp Thìn

C: Mậu Thìn

D: Canh Thìn

 

 

Tác giả: Trường THCS Đồng Tiến
Nguồn:Trường TH- THCS Đồng Tiến Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5
Hôm qua : 25
Tháng 04 : 620
Năm 2024 : 3.064