Saturday, 27/04/2024 - 16:44|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Đồng Tiến

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ THÁNG HOẠT ĐỘNG TDTT CHO MỌI NGƯỜI VÀ NGÀY CHẠY OLYMPIC VÌ SỨC KHỎE TOÀN DÂN

I. Tác dụng của luyện tập TDTT

    Vấn đề vận động thể lực nâng cao sức khỏe của người dân hiện nay cần được chú trọng bởi vì theo Tổ chức y tế Thế giới, không hoạt động thể chất được xác định là yếu tố rủi ro cao thứ tư trên thế giới. Mức độ không hoạt động thể chất đang gia tăng ở nhiều quốc gia, với những hậu quả lớn. Ở các nước phát triển, các nhà khoa học và quản lý phối hợp với nhau đưa ra những chương trình xã hội khuyến khích và kể cả bắt buộc các công ty, trường học hay các tổ chức xã hội áp dụng việc vận động thể lực nâng cao sức khỏe cho toàn dân. Họ xây dựng những hướng dẫn chi tiết cho nhà quản lý các cấp và người dân về vấn đề này.    

     Vì thế, ở Việt Nam, “Tháng hoạt động TDTT cho mọi người và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân” trở thành hoạt động truyền thống hàng năm, nhằm xây dựng thói quen và động viên các tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện TDTT hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và phong trào “Khỏe để lập nghiệp và giữ nước” trong tuổi trẻ toàn quốc, góp phần nâng cao sức khỏe để phục vụ học tập, lao động, sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, tuyên truyền đến các cấp, ngành, các đoàn thể xã hội và nhân dân nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của luyện tập TDTT đối với việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

II. Thời gian tập dành cho các lứa tuổi.

     Những người không hoạt động nên bắt đầu với các hoạt động thể chất nhỏ và tăng dần thời lượng, tần suất và cường độ: hãy bắt đầu một việc gì đó mà bạn thích làm để khởi động việc rèn luyện thể chất như đi bộ, khiêu vũ trong phòng với bản nhạc yêu thích…; hãy bắt đầu bằng 10 phút/ngày, mỗi tuần vài ngày. Tùy theo độ tuổi, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo những phương pháp, thời gian, cường độ vận động thể lực khác nhau cho các đối tượng trong mỗi độ tuổi đó. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, vận động thể lực bao gồm chơi đùa, thể thao, vận chuyển, làm việc nhà, giải trí, giáo dục thể chất hoặc tập thể dục theo kế hoạch trong bối cảnh gia đình, trường học và các hoạt động của trường, cộng đồng.

* Trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 đến 17 tuổi nên có ít nhất 60 phút hoạt động thể chất cường độ trung bình đến cao mỗi ngày, ít nhất 3 lần mỗi tuần và nên sử dụng các thiết bị bảo vệ khi tham gia các hoạt động có nguy cơ gây chấn thương.

*  Đối với người lớn từ 18 tuổi trở lên, vận động thể lực bao gồm hoạt động thể chất trong thời gian giải trí, vận chuyển (ví dụ: đi bộ hoặc đi xe đạp), thực hiện công việc, việc nhà, chơi trò chơi, thể thao hoặc các bài tập được lên kế hoạch trong bối cảnh cuộc sống hàng ngày, gia đình và các hoạt động cộng đồng. Người lớn từ 18 tuổi trở lên nên tích lũy ít nhất 150 phút hoạt động thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải trong tuần hoặc ít nhất 75 phút hoạt động thể chất mạnh mẽ trong tuần hoặc kết hợp tương đương của hoạt động cường độ vừa phải và mạnh mẽ; các hoạt động hiếu khí nên được thực hiện trong thời gian ít nhất 10 phút.

* Người cao tuổi bị giảm khả năng vận động nên tập thể dục để cải thiện thăng bằng và tránh ngã. Khi người lớn tuổi không thể thực hiện số lượng hoạt động thể chất được đề nghị vì các vấn đề sức khỏe, họ nên vận động thể lực trong khả năng và điều kiện cho phép. Khái niệm tích lũy có nghĩa là thực hiện các hoạt động trong một số giai đoạn ngắn hơn trong suốt cả ngày. Ví dụ, để đạt được mục tiêu 60 phút hoạt động thể chất hàng ngày, trẻ em có thể thực hiện hai buổi 30 phút vào các thời điểm khác nhau trong ngày; tương tự, người lớn có thể đạt được mục tiêu 150 phút mỗi tuần bằng cách thực hiện 30 phút hoạt động thể chất năm lần một tuần.

     III. Lời kêu gọi tập TDTT

     Các hoạt động thể chất vừa phải giúp làm giảm cholesterol, lượng đường trong máu và huyết áp. Nó còn giúp cơ thể chống lại chứng loãng xương nhờ tăng cường sức khỏe cho xương và làm giảm các triệu chứng thấp khớp nhờ tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp, tính linh hoạt và biên độ hoạt động của các khớp. Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu thu thập dữ liệu về hành vi thể chất và tâm trạng tinh thần của hơn 1,2 triệu người Mỹ, được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet, TDTT, vận động thể lực không những giúp làm giảm những triệu chứng lo lắng, trầm cảm mà còn khiến cho con người hạnh phúc hơn tương đương với việc kiếm được hơn 500 triệu đồng mỗi năm. Chính vì thế, để có một sức khỏe tốt, chúng ta cần tập TDTT, vận động thể lực thường xuyên./.
    

 

     BGH duyệt bài                                                            Người tuyên truyền

 

 

     Hoàng Thị Loan                                                             Lê Thị Bích Lộc

Tác giả: Lê Thị Bích Lộc
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4
Hôm qua : 25
Tháng 04 : 619
Năm 2024 : 3.063