Saturday, 27/04/2024 - 19:50|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Đồng Tiến

Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương - 7

Ngày soạn: 02/4/2022

Ngày dạy: 08/4/2022

CHỦ ĐỀ 5. ĐÔ THỊ PHỐ HIẾN THỜI HẬU LÊ

(4 tiết)

  1. Mục tiêu
  1. Kiến thức

- Trình bày được những nét cơ bản về đô thị phố Hiến thời Hậu Lê.

- Giải thích được nguyên nhân suy tàn của đô thị phố Hiến thời Hậu Lê.

- Đánh giá được vai trò của phố Hiến trong giao lưu tơng mại ở Đàng Ngoài thời Hậu Lê.

- Kể tên được một số dấu tích còn lại của đô thị phố Hiến trên đất Hưng Yên ngày nay.

- Biết liên hệ, so sánh với Phố Hiến ngày nay.

2. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: đọc sách giáo khoa, tìm kiếm thông tin trên mạng, trong nhân dân về phố Hiến thời Hậu Lê

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, tự tin trình bày rõ ràng trôi chảy kết quả thảo luận nhóm, hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ, tìm tòi, hỏi thầy hỏi bạn để hoàn thành các nhiệm vụ học.

- Năng lực tìm hiểu văn hóa địa phương, có nhận thức và tư duy lịch sử -văn hóa địa phương .

3. Phẩm chất: 

- Yêu nước: yêu quý, tự hào về quê hương Hưng Yên với những giá trị văn hóa và những đóng góp của quê hương đối với sự nghiệp giữ nước của dân tộc.

- Chăm chỉ: chịu khó đọc sách, tài liệu, tìm hiểu về phố Hiến thời Hậu Lê.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học

- Phiếu học tập, bảng phụ, lược đồ hành chính tỉnh Hưng Yên (to)

2. Học liệu

 - Tài liệu GDĐP

 - Tranh ảnh liên quan đến các địa danh Phố Hiến ở tỉnh Hưng Yên (Thời Hậu Lê và ngày nay).

- Video bài hát “Hưng Yên quê tôi”.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Dự kiến phân chia tiết dạy

Tiết 1: Mục A: Mở đầu + Mục 1: Vị trí địa lý

Tiết 2: Mục 2: Sự ra đời và phát triển của đô thị Phố Hiến

Tiết 3: Mục 3: Phố Hiến suy tàn

Tiết 4: Mục 4: Dấu tích Phố Hiến xưa + Luyện tập     

Tuần 29           Tiết .               

*Tổ chức: 7B

*Các hoạt động dạy học

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.

- Mục tiêu

+ Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh để HS tiếp cận nội dung bài học

+ Giúp học sinh quan tâm tìm hiểu về đặc điểm đô thị phố Hiến thời Hậu Lê.

- Nội dung. GV tổ chức cho HS quan sát ảnh và trả lời câu hỏi của giáo viên

- Sản phẩm. Phần trả lời của hs

- Tổ chức thực hiện.

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

GV tổ chức cho HS nghe bài hát “Hưng Yên quê tôi” .

Qua nội dung bài hát, em cảm nhận được điều gì về phố Hiến - Hưng Yên?

+Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày:

 Hưng Yên có nhiều địa danh nổi tiếng: Nguyệt Hồ, Chùa Chuông, Đền Mẫu…

- Bước 3: HS báo cáo sản phẩm

GV gọi đại diện trả lời

- Bước 4: Kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nhận xét, bổ sung (nếu có).

+ GV: đánh giá sản phẩm của HS, dẫn vào bài

Dân gian có câu: “Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến”. Đây là câu nói tiêu biểu, xác định vị thế của địa danh phố Hiến Hưng Yên sầm uất một thời. Ngày nay, bóng dáng về một thương cảng nổi tiếng tấp nập người mua kẻ bán đã không còn, nhưng những giá trị về văn hoá và kiến trúc vẫn luôn được bảo tồn qua nhiều năm tháng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. Vị trí địa lí

- Mục tiêu: GV giới thiệu lược đồ hành chính tỉnh Hưng Yên, HS xác định vị trí Phố Hiến trên lược đồ tỉnh Hưng Yên.

- Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV đọc thông tin, quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi trong mục1.

- Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh

- Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Bước 1.

Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc thông tin, quan sát lược đồ và thực hiện yêu cầu:

Nêu vị trí địa lí của Phố Hiến?

Bước 2.

Hs thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3. Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi và xác định vị trí trên lược đồ.

Bước 4.  GV gọi các bạn khác nhận xét.

GV nhận xét, chốt kiến thức

 

GV mở rộng thêm:

Vào thời kỳ hưng thịnh, phạm vi không gian của Phố Hiến được mở    rộng, không chỉ đóng khung lại ở góc tây nam thành phố Hưng Yên ngày nay nữa đã mở rộng về phía đông và đông bắc.

 

GV chuyển ý

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Hãy nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế của phố Hiến?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc, suy nghĩ,trả lời câu hỏi

- Bước 3: HS báo cáo sản phẩm

GV gọi đại diện học sinh trả lời

- Bước 4: Kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh kiểm tra, đánh giá lẫn nhau.

+ GV: Quan sát, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá sản phẩm của HS, chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Vị trí địa lý

  • Khu phố Hiến có diện tích khoảng 5km2, kéo dài từ khu vực phường Lam Sơn cho đến khu vực phường Hồng Châu ngày nay.

 

 

* Ý nghĩa của vị trí địa lí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vị trí của phố Hiến có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tuyến giao thông đường thủy:

+ Là nơi trung chuyển, cửa ngõ án ngữ hoặc thông thương của mọi tuyến giao thương đường sông từ vùng biển Bắc Bộ đi sâu vào đất liền tới Kinh thành Thăng Long, Đàng Trong.

+ Từ phố Hiến còn bắt nhịp với các tuyến giao thương quốc tế ở biển Đông, như Nhật Bản Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, cũng như với các nước phương Tây như Bồ Đào NhaHà LanAnhPháp

2. Sự ra đời và phát triển của đô thị Phố Hiến

- Mục tiêu: Trình bày được sự ra đời và quá trình phát triển của Phố Hiến

- Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trong mục 2.

- Sản phẩm học tập: câu trả lời của hs

- Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

HS đọc tài liệu trang 36 và kết hợp xem video cho biết :

?Phố Hiến ra đời vào thời gian và hoàn cảnh nào?

?Vì sao lại có tên gọi là Phố Hiến?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS quan sát video, đọc, suy nghĩ,trả lời câu hỏi

- Bước 3: HS báo cáo sản phẩm

GV gọi đại diện học sinh trả lời

- Bước 4: Kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh kiểm tra, đánh giá lẫn nhau.

+ GV: Quan sát, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá sản phẩm của HS, chốt kiến thức

 

 

 

GV mở rộng bằng cách chiếu lược đồ 12 đạo thừa tuyên. Yêu cầu HS đọc lời căn dặn của Lê Thánh Tông, từ đó rút ra nhận xét về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trên.

 

GV chuyển ý

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

HS đọc tài liệu, quan sát H1, H2 trang 36, 38 kết hợp kênh chữ để tìm hiểu về sự phát triển của đô thị Phố Hiến bằng cách hoàn thiện phiếu học tập số 1.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc, suy nghĩ,trả lời câu hỏi

- Bước 3: HS báo cáo sản phẩm

GV gọi đại diện học sinh trả lời

- Bước 4: Kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh kiểm tra, đánh giá lẫn nhau.

+ GV: Quan sát, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá sản phẩm của HS, chốt kiến thức

a. Sự  ra đời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phố Hiến xuất hiện vào cuối thế kỉ XIII- XV khi vua Lê Thánh Tông chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên.

- Nguồn gốc tên gọi Phố Hiến: Ty hiến sát trên dải đất bờ sông.

 

 

 

 

 

b. Sự phát triển của phố Hiến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nội thương

Ngoại thương

-Thời gian phát triển:………………

- Các địa phương:………………….

- Các mặt hàng..........

=>Nhận xét:…….

-Thời gian phát triển:………………

- Các nước:………………………...

- Các mặt hàng..........

=>Nhận xét:…….

 

 
 
 
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV mở rộng: Người Hoa: đến sinh sống, buôn bán ở Phố Hiến từ thế kỉ XII, trở nên đông đúc vào thế kỉ XVII. Hiện nay, vẫn có tới 14 họ thuộc các Hoa Kiều sinh sống ở Phố Hiến - Hưng Yên như các họ Ôn, Tiết, Hoàng, Lý, Trần, Bạch, Quách, Mã, Thái, Hà, Hứa, Từ, Lâm, Khu.

Người Nhật: đến Phố Hiến vào khoảng đầu thế kỉ XVII và thường  hoạt động đổi bạc, đồng lấy tơ và vải lụa.

GV đặt thêm câu hỏi: Sự xuất hiện của nhiều người người nước ngoài đến buôn bán ở Phố Hiến chứng tỏ điều gì?

? Nguyên nhân nào giúp cho phố Hiến thu hút các thương nhân nước ngoài đến để trao đổi, buôn bán?

=>Thứ nhất, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội trong vùng tác động không lớn tạo nên sự phồn thịnh của Phố Hiến. 

Thứ hai, các chính sách của chính quyền Lê - Trịnh: ở phố Hiến có các trạm tuần ty kiểm soát thuyền bè trong ngoài nước, là nơi các tàu thuyền ngoại quốc lưu đỗ để làm thủ tục kiểm soát và xin giấy phép đi tiếp tới Kinh đô. 

Thế kỉ XVI - XVIII là thời kì hưng thịnh của đô thị Phố Hiến trở thành thủ phủ của trấn Sơn Nam.

* Nội thương

- Hoạt động buôn bán diễn ra trong các phường hội và các chợ.

- Nửa sau TK XVI buôn bán giữa Nghệ An và Phố Hiến, với các mặt hàng như lâm- thổ sản, hải sản, trầm hương, quế…

- Mở rộng buôn bán với Đàng Trong.

- Nhân dân địa phương khác cũng đến sản xuất và buôn bán.

* Ngoại thương

Kinh tế ngoại thương Phố Hiến phát triển mạnh đặc biệt là trong TK XVII.

- Người Hoa đến Phố Hiến làm ăn đông đúc từ thế kỉ XVII- XVIII.

- Người Nhật đến Phố Hiến vào khoảng TK XVII và thường đổi bạc, đồng lấy tơ và vải lụa, làm phiên dịch, môi giới…

- Ngoài ra còn có các hoạt động của các thương nhân Xiêm, Malaysia, Philippin, Pháp…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

=>Sự xuất hiện của nhiều người nước ngoài đến buôn bán ở Phố Hiến chứng tỏ Phố Hiến là đô thị sầm uất, phát triển.

 

 

 

3. Phố Hiến suy tàn

- Mục tiêu: Giải thích được nguyên nhân suy tàn của đô thị phố Hiến thời Hậu Lê.

- Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trong mục 3.

- Sản phẩm học tập: câu trả lời, phiếu học tập của HS

- Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

GV phát PHT cho học sinh và yêu cầu học sinh đọc thông tin phần 2 và hoàn thành PHT

PHIẾU HỌC TẬP

Nguyên nhân

Nội dung

Khách quan

 

Chủ quan

 

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc, suy nghĩ, tìm kiếm thông tin, hoàn thành PHT.

- Bước 3: HS báo cáo sản phẩm

GV gọi đại diện học sinh trả lời phiếu học tập.

- Bước 4: Kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh kiểm tra, đánh giá lẫn nhau.

+ GV: Quan sát, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá sản phẩm của HS, chốt kiến thức

Sau thời kì hưng thịnh, Phố Hiến bước vào thời kì suy thoái, giao thương với các nước suy giảm rõ rệt.

PHIẾU HỌC TẬP

Nguyên nhân

Nội dung

Khách quan

- Sông Hồng đổi dòng từ sát Phố Hiến sang địa phần huyện Lý Nhân (Hà Nam), chuyển dịch cách xa Phố Hiến gần 2 km.

- Thương nhân phương Tây khó khăn trong việc cạnh tranh với thương nhân người Hoa ở thị trường Đại Việt.

- Đô thị cảng Hải Phòng trỗi dậy khiến Phố Hiến mất đi vị thế vốn có của đô thị và cảng sông phát đạt.

Chủ quan

Sau khi cuộc nội chiến Đàng Ngoài - Đàng Trong kết thúc, chính quyền Lê - Trịnh đã thay đổi chính sách ngoại thương và tỏ thái độ không mặn trong việc buôn bán với phương Tây.

Gv mở rộng:

     Thời Lê - Trịnh, nhà nước đặt thêm các trạm kiểm soát để thu thuế buôn chuyến dọc sông Hồng (tại Phố Hiến ngạch thuế hằng năm là 653 quan 3 tiền 11 đồng, trong khi đó các bến cùng loại như Xước Cảng - Nghệ An chỉ là 24 quan 34 đồng, Trú Hựu - Kinh Bắc là 100 quan 6 tiền). Các tàu buôn đến Phố Hiến bị kiểm soát ngặt nghèo, thuế cao và nhân viên tuần ti sách nhiễu, đòi hối lộ. Cũng trong thời gian này, phần lớn những mặt hàng xuất khẩu tại Phố hiến được cung cấp từ Thăng Long và một số địa phương Đảng Ngoài, nên những phường sản xuất thủ công tại Phố Hiến cũng dần theo thời gian mà lụi tàn đi.

(Theo tạp chí Cộng sản-Phố Hiến hưng thịnh, suy tàn và suy nghĩ về phát huy tiềm lực con người-Lê Minh Phụng)

Năm 1741, trấn Sơn Nam được tách thành Sơn Nam thượng và hạ, trọng tâm chính trị đã chuyển xuống mạn dưới, ở Vị Hoàng (Nam Định).

Thế kỷ XIX, khi kinh đô chuyển vào Huế, một làn sóng của thương nhân Trung Hoa ồ ạt nhập cư vào Hà Nội, một số gia đình Hoa Kiều trước kia từ Kẻ Chợ di cư đến Phố Hiến nay quay ngược trở về Hà Nội, phần nào cũng làm cho Phố Hiến trở nên vắng đi.

4. Dấu tích Phố Hiến xưa

- Mục tiêu:  Kể tên được một số dấu tích còn lại của đô thị phố Hiến trên đất Hưng Yên ngày nay.

- Nội dung: GV tổ chức cho Hs chơi trò chơi, qua đó học sinh  nêu được các di tích phố Hiến xưa.

- Sản phẩm học tập: câu trả lời của hs

- Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức”

- GV chia lớp làm 2 đội: Đội A và đội B.

 Mỗi đội cử 5 HS.

- Luật chơi: Trong vòng 2 phút, đội nào ghi được nhiều và đúng nhiều nhất các di tích sẽ thắng. Mỗi đáp án đúng được 10 điểm. Mỗi HS chỉ được ghi tên 1 di tích, HS ghi xong về chỗ để bạn khác lên ghi tiếp.

- Giáo viên chiếu đoạn video về các di tích lịch sử ở phố Hiến. Khi kết thúc video GV đặt giao nhiệm vụ cho 2 đội:

Những di tích lịch sử nào được nói đến trong đoạn video?

- 2 đội tham gia thi

- Hết giờ, giáo viên công bố điểm, công bố đội thắng cuộc.

+ Gv chốt

 

 

 

 

 

 

 

GV mở rộng: Trải qua những biến cố lịch sử và sự thay đổi của tự nhiên, Phố Hiến vẫn còn bảo tồn với 16 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia, các di tích như: đền Mây ở Xích Đằng (thờ tướng quân Phạm Phòng Át), đền Ngọc Thanh ở Nễ Châu (thờ vợ thứ của vua Lê Đại Hành), đền Trần (thờ Trần Hưng Đạo), đền Ủng (thờ Phạm Ngũ Lão), Văn Miếu Xích Đằng, Kim Chung Tự, Thiên Ứng Tự, Thiên Hậu cung, đền Mẫu, Đông Đô Quảng Hội…...

Ngoài ra còn có nhiều đình, văn miếu: như đền Mẫu (thờ Dương Quý Phi), đền Thiên Hậu (thờ Lâm Tức Mặc), Võ Miếu (thờ ba anh em Lưu BịQuan Vân Trường và Trương Phi)… Nhiều lễ hội gắn liền với các di tích được duy trì hàng năm, tái hiện hình ảnh mấy trăm năm trước của Phố Hiến thu hút hàng vạn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu…

Quần thể di tích Phố Hiến được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phố Hiến ngày nay vẫn còn lưu giữ quần thể kiến trúc cổ với hơn 60 di tích lịch sử, 100 bia kí và rất nhiều đền chùa, đình miếu. Trong đó, đền Mẫu, văn miếu Xích Đằng, hồ Bán Nguyệt, chùa Chuông, đền Thiên Hậu, chùa Phố, Võ Miếu, Đông đô Quảng hội, Nhà thờ họ Tiết, Nhà thờ họ Ôn,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

-  Mục tiêu: HS nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức

- Nội dung: HS sử dụng khả năng đọc của mình để thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.

- Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi của GV

- Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu học sinh hoàn thiện bài 1,2,3/39 vào vở

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo sản phẩm

+ Gv gọi hs lên chữa bài tập

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nhận xét, bổ sung lẫn nhau.

+ GV: Quan sát, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá sản phẩm của HS.

Bài 1. Mô tả những nét chính về đô thị Phố Hiến thời Hậu Lê

- Là thương cảng lớn của vùng đồng bằng sông Hồng.

- Hoạt động buôn bán diễn ra tấp nập.

- Giao thương với người nước ngoài phát triển như người Hoa, Nhật.

Bài 2. Vai trò của phố Hiến trong giao lưu thương mại thời Hậu Lê.

+ Là nơi trung chuyển, cửa ngõ án ngữ hoặc thông thương của mọi tuyến giao thương đường sông từ vùng biển Bắc Bộ đi sâu vào đất liền tới Kinh thành Thăng Long, Đàng Trong.

 + Ở  phố Hiến có các trạm tuần ty kiểm soát thuyền bè trong ngoài nước, là nơi các tàu thuyền ngoại quốc lưu đỗ để làm thủ tục kiểm soát và xin giấy phép đi tiếp tới Kinh đô. 

Bài 3.  Nguyên nhân suy tàn của đô thị Phố Hiến.

- Nguyên nhân chủ quan: Sau khi cuộc nội chiến Đàng Ngoài - Đàng Trong kết thúc, chính quyền Lê - Trịnh đã thay đổi chính sách ngoại thương và tỏ thái độ không mặn trong việc buôn bán với phương Tây.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Sông Hồng đổi dòng từ sát Phố Hiến sang địa phần huyện Lý Nhân (Hà Nam), chuyển dịch cách xa Phố Hiến gần 2 km.

+ Thương nhân phương Tây khó khăn trong việc cạnh tranh với thương nhân người Hoa ở thị  trường Đại Việt.

+ Đô thị cảng Hải Phòng trỗi dậy khiến Phố Hiến mất đi vị thế vốn có của đô thị và cảng sông phát đạt.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG (về nhà)

a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống.

b. Nội dung: HS hiểu biết được nội dung ý nghĩa truyện dân gian Hưng Yên.

c. Sản phẩm: Câu trả lời sủa HS

d. Tổ chức thực hiện.

- Chuyển giao nhiệm vụ:

Hs về thực hiện nhiệm vụ 1,2 theo yêu cầu..

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà

- Tuần sau HS nộp sản phẩm - GV đánh giá sản phẩm của HS, nhận xét, khích lệ. Mục 2 sẽ thực hiện vào buổi ngoại khóa cuối chương trình.

* Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ; liên hệ, so sánh với Phố Hiến ngày nay.

- Đọc, tìm hiểu chủ đề 6

 

 

                                                             Đồng Tiến, ngày 04 tháng 4 năm 2022

                                                                                BGH ký duyệt

                                                                                  Hiệu trưởng

 

 

                                                                               Hoàn Thị Loan

Nhật ký GV:

 

                                           

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4
Hôm qua : 25
Tháng 04 : 619
Năm 2024 : 3.063